Trông người nghĩ đến ta
Trông người nghĩ đến ta: Môi trường ô nhiễm sẽ không có du lịch
*
Túi nilon mất đến 450 năm mới phân
hủy
BT- “Mỗi ngày một túi” là chương
trình hành động của Chính phủ Thái Lan nhằm khuyến khích người dân giảm sử dụng
túi nilon.
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi người
Thái sử dụng 8 túi nhựa/ngày, ước tính 67 triệu dân ở đất nước này sử dụng mỗi
ngày 500 triệu túi nilon. Các túi thải gây trở ngại cho bãi rác chôn lấp và tác
hại đến động vật hoang dã...
|
Ảnh: Đình Hòa |
Theo cách tính toán của các nhà
nghiên cứu Thái, một túi nilon phải mất 450 năm để phân hủy. Nếu đốt cháy, nó sẽ
thải khí CO2 làm tăng nhiệt độ và “góp phần” vào hiệu ứng nhà kính. Vì thế, giảm
sử dụng số lượng túi nilon được xem là cách tốt nhất để giảm gánh nặng chất
thải. Kể từ năm 2009, Hội đồng đô thị tại thủ đô Bangkok phối hợp với các cửa
hàng bán lẻ tổ chức chương trình “Không túi nilon, không Baht”, kéo dài 45 ngày.
Theo đó, nếu sử dụng túi nilon, người mua sắm phải tặng 1 baht/chiếc túi nilon
cho Quỹ môi trường quốc gia. Bên cạnh đó, các cửa hàng cũng thuyết phục khách
hàng sử dụng túi tái chế, túi vải hoặc túi giấy thay thế túi nilon, nhằm giảm
khoảng 600.000 túi nilon mỗi ngày.
Trong những năm qua, tập đoàn Tesco
Lotus ở Phuket (một tỉnh miền Nam, Thái Lan, đồng thời là nơi nghỉ mát nổi tiếng
thế giới, cũng thực hiện chiến dịch giảm sử dụng túi nilon... Mục tiêu của Tesco
Lotus giảm 1 triệu túi nilon năm 2013, giảm 50% lượng khí thải CO2 và 23% hiệu
ứng nhà kính năm 2020. Tesco muốn mọi người sử dụng túi vải thay vì túi nilon,
và tập đoàn này đã bắt đầu sản xuất túi vải giá rẻ cách đây khoảng 2 năm, cũng
như phát động chiến dịch “Túi xanh, điểm xanh” để khuyến khích khách hàng có ý
thức về môi trường, giảm việc sử dụng túi nilon.
Từ việc trên, cho phép chúng ta liên
hệ đến tình trạng quá nhiều túi nilon thải ra trên đường đi đến Mũi Né. Nghĩ đến
tình trạng ô nhiễm túi thải nilon ở Mũi Né nói riêng và Bình Thuận nói chung và
mãi đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giảm lượng rác thải ấy. Tình
trạng ô nhiễm do túi nilon gây nên ảnh hưởng đến bức tranh du lịch Mũi Né. Kết
quả, khi du khách rời Mũi Né sẽ có ấn tượng không tốt về môi trường. Chúng tôi
trích dẫn bức thư của du khách người Úc tên là Bruce Rogerson: “…Tôi đã từng đi
55 quốc gia, nhưng chưa bao giờ thấy ở đâu ô nhiễm nặng như ở đây. Nếu môi
trường tiếp tục bị đối xử tệ, sẽ không còn bãi biển, đồng nghĩa không có du
lịch. Vì thế, các dự án có nguy cơ trở nên vô hiệu. Tình trạng ô nhiễm môi
trường cứ kéo dài, cuối cùng Mũi Né có nguy cơ rơi vào quên lãng… Tôi tự nhủ với
lòng sẽ không trở lại Mũi Né…”. Đây là câu chuyện đáng buồn cho ngành du lịch
Bình Thuận. Vì vậy, cần có cảnh sát môi trường, thực hiện chương trình giáo dục,
tuyên truyền sâu rộng về ý thức sử dụng túi nhựa. Để giảm lượng rác thải túi
nilon là sự chung tay của cả cộng đồng và chính quyền.
Trang Hiếu