Khai mạc Tuần lễ VHTTDL Năm Du l
Khai mạc Tuần lễ VHTTDL Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng
2013
Năm Du lịch
Quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 là cơ hội cho cả vùng phát huy thế
mạnh, tạo phát triển đột phá để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Tối ngày 11/5, TP. Hải
Phòng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao, Du lịch và Lễ hội Hoa phượng đỏ
lần thứ 2, những hoạt động trọng tâm của Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông
Hồng-Hải Phòng 2013 có chủ đề “Văn minh sông Hồng”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã dự và phát biểu tại sự kiện quan trọng này.
|
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khai mạc Tuần Văn hoá, Thể
thao, Du lịch và Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ 2 tại Hải Phòng. |
Đồng bằng châu thổ
sông Hồng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá quốc gia, danh lam thắng
cảnh, lễ hội dân gian và tài nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái phong phú,
đa dạng.
Những năm qua, cùng
với các địa phương trong cả nước, du lịch của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
nói chung và Tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nói riêng đã đạt được
nhiều kết quả tích cực với lượng khách du lịch quốc tế tăng trung bình
13,2%/năm, khách du lịch nội địa tăng 14,3%/năm; tổng thu từ du lịch tăng cao.
Trong vùng Đồng bằng
châu thổ sông Hồng, TP. Hải Phòng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc của nền văn minh Việt cổ theo dòng chảy sông Hồng, nơi được thiên nhiên
ưu đãi có nhiều tài nguyên tự nhiên đa dạng để phát triển nhiều loại hình du
lịch như bãi biển, hải đảo, nổi bật là quần đảo Cát Bà liền kề với vịnh Hạ Long.
Thời gian qua, Hải
Phòng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong
vùng và các tổ chức trong và ngoài nước huy động nhiều nguồn lực, chuẩn bị cơ
sở vật chất, tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn, tôn vinh những giá trị
văn hóa, di sản quý báu; quảng bá với bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước, thu
hút được nhiều khách du lịch, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị và
giao thương.
|
Ảnh:
VGP/Nguyễn Hoàng |
Phát biểu tại Lễ khai
mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng sông
Hồng-Hải Phòng 2013 là cơ hội cho cả vùng tổng kết và đề ra phương hướng nhằm
phát huy thế mạnh, tạo sự đột phá để du lịch thực sự phát triển, trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Theo Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, hiện nay, Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Chiến lược và
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, nhằm xây dựng ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có
trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả; phát triển
du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc;
giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội.
Mục tiêu đến năm 2020,
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển với mức tăng
trưởng bình quân khoảng 12%/năm, đạt trên 10 triệu lượt du khách quốc tế và
khoảng 50 triệu lượt du khách nội địa với tổng thu từ khách du lịch khoảng 18 tỷ
USD, tạo thêm 3 triệu việc làm và đóng góp khoảng 7% GDP.
Để góp phần thực hiện
tốt các định hướng và mục tiêu của phát triển du lịch quốc gia, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, thành phố Hải Phòng và các địa phương trong vùng
Đồng bằng sông Hồng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực
vượt qua thách thức, khó khăn, chủ động phối hợp, năng động, sáng tạo phát huy
tốt nội lực và các lợi thế về lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đồng thời
tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè trong nước và quốc tế để
phát triển du lịch của Tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nói riêng và
cả vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung.
|
Năm Du
lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng tạo sức bật cho du lịch trong vùng
phát triển mạnh. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Đồng thời, đẩy mạnh
liên kết, hợp tác giữa các địa phương và phát huy sức mạnh sáng tạo nhằm tạo nên
sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch. Trong đó cần chú trọng phát huy kinh
nghiệm, lợi thế so sánh về các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên (đặc biệt các
di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới); hệ thống lễ hội, làng nghề;
truyền thống lịch sử và giá trị sinh thái-nhân văn đặc trưng của nền văn minh
lúa nước... để hình thành các sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, đa dạng mang
đậm chất văn hóa, văn minh sông Hồng gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Đồng
bằng sông Hồng có sức cạnh tranh cao, trở thành điểm đến du lịch bền vững mang
tầm khu vực và quốc tế.
Chính quyền các địa
phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng cần thực hiện các chính sách tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững; tăng cường thu hút đầu tư; khai thác
hợp lý các tiềm năng, giữ gìn môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, an toàn du
lịch; chú trọng xây dựng văn hóa, văn minh du lịch, khuyến khích mỗi người dân
và mỗi khách du lịch có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng môi trường du lịch
văn minh, thân thiện và bền vững; qua đó góp phần để bạn bè quốc tế cảm nhận
được truyền thống yêu chuộng hòa bình, mến khách của dân tộc ta.
Ngoài ra, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, các bộ, ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ
với các địa phương trong vùng, hỗ trợ, tạo điều kiện và kịp thời tháo gỡ những
khó khăn, rào cản trong hoạt động du lịch, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác xã
hội hóa các hoạt động phát triển du lịch, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy các
ngành khác cùng phát triển, góp phần giảm nghèo, tích cực chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo diện mạo mới cho cả vùng.
Ngành du lịch phát triển lớn
mạnh sau hơn 25 năm mở cửa, đổi mới và hội nhập. Tính từ năm 1995 đến
2012, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng hơn 5 lần (khách
du lịch quốc tế tăng từ 1,35 triệu lượt lên gần 7 triệu lượt; khách du
lịch nội địa tăng từ gần 7 triệu lượt lên gần 33 triệu lượt), tổng thu
từ khách du lịch tăng gần 20 lần, đạt 160 nghìn tỷ đồng; đóng góp của
ngành du lịch vào GDP cả nước tăng từ 3% lên khoảng 6%.
Cơ sở hạ tầng và hệ thống
quản lý Nhà nước về du lịch được đổi mới và tăng cường, tạo ra diện mạo
mới cho du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
còn có nhiều khó khăn, những kết quả đạt được vừa qua cho thấy du lịch
đang là một trong những điểm sáng về kinh tế, đóng góp hiệu quả cho sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. |
Theo
Chinhphu.vn