Một thoáng Bình Thuận
Một thoáng Bình
Thuận... ở Quy Nhơn
Đắm mình trong
không gian khoa học và biển trời Quy Nhơn (Bình Định), tôi thấy đâu đó “bóng
dáng” của Bình Thuận - nơi cũng có biển, nắng và gió tương đồng.
Một góc ICISE ở
Bình Định. ảnh. Ngọc Lân
Ở Quy Nhơn
Quy Nhơn có nhiều
điểm đến hấp dẫn, trong đó có Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành
(ICISE) và Trung tâm Khám phá khoa học. Cả 2 được xây dựng tại khu Đô thị khoa
học và giáo dục Quy Hòa, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, hạt nhân là
ICISE. Ai đã từng đặt chân tới, dù hoàn toàn không đam mê với khoa học, hẳn cũng
phần nào được truyền lửa cảm hứng khám phá tri thức nhân loại.
ICISE do Giáo sư
Trần Thanh Vân, người giảng dạy tại Đại học Paris và là nghiên cứu viên cao cấp
của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp xây dựng năm 2013, đã lọt vào
danh sách 16 trung tâm đẹp nhất, được đề cử tại Liên hoan Kiến trúc thế giới
2017. Đây là một tổ hợp các công trình kiến trúc theo phong cách Pháp, trải rộng
trên mặt bằng 200.000 m2, gồm khu hội trường, khách sạn - nhà hàng, nhà chiếu
hình vũ trụ, bể bơi, những ngôi nhà gỗ hiên rộng dành cho các gia đình, nhà suy
ngẫm... đã trở thành điểm hẹn khoa học hàn lâm độc đáo nhất ở châu Á, thu hút
những nhà bác học hàng đầu thế giới thường xuyên đến làm việc và hội thảo với
các đồng nghiệp và học trò của họ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung tâm khám phá
khoa học.
“Kể từ sau lễ
khánh thành, ICISE đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao với hàng
ngàn nhà khoa học quốc tế đặt chân đến. Trong đó có 12 giáo sư đạt giải Nobel, 2
giáo sư đạt Huy chương Fields (Toán học), 2 giáo sư đạt giải Kavli (giải thưởng
cao cấp trong lĩnh vực thiên văn), 1 giáo sư đoạt giải Shaw, 1 giáo sư đoạt giải
Kalinga…” - chị Trần Phạm Quỳnh Như, hướng dẫn viên ICISE cho biết.
Bên cạnh đó là
Trung tâm khám phá khoa học có các phòng trưng bày, phổ biến khoa học với những
chủ đề gồm hệ mặt trời, khám phá vật chất, trái đất và tài nguyên thiên nhiên,
khám phá không gian, khám phá sao Hỏa, chơi mà học… Đây là nơi để công chúng
nhiều lứa tuổi tiếp cận, thực hành, trải nghiệm, tương tác với các mô hình khoa
học, các thiết bị công nghệ tiên tiến, tham gia các hoạt động thực hành trải
nghiệm sáng tạo, khám phá những kiến thức khoa học lý thú được diễn giải theo
những cách đơn giản nhất với phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Qua đó,
khơi gợi và khích lệ niềm đam mê nghiên cứu khoa học thông qua các thí nghiệm
khoa học cơ bản cùng những thảo luận giữa các nhà nghiên cứu và công chúng, đặc
biệt là trẻ em, học sinh, sinh viên.
Thoáng thấy nơi mình
Choáng ngợp trong
không gian khoa học, với những công trình, dự án quy hoạch bền vững mang tính
tầm nhìn xa của Quy Nhơn, tôi nhớ đến Bình Thuận - vùng đất mình đang sống, nơi
có “trái tim” Phan Thiết như Bình Định có Quy Nhơn. Bởi cả 2 tỉnh có nét tương
đồng, nằm nghiêng mình bên biển Đông, thiên nhiên ưu ái ban tặng bờ biển đẹp,
cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành, cùng đẩy mạnh phát triển ngành công
nghiệp “không khói”...
Khách tham quan
trung tâm. Ảnh. Ng.Lân
Nhưng có chút khác
biệt về sản phẩm du lịch, Bình Thuận có du lịch đặc trưng riêng với tham quan,
khám phá cảnh quan, hệ sinh thái đồi cát, thể thao trên địa hình cát, Bình Định
có du lịch khám phá khoa học... Ở Quy Nhơn có quảng trường rộng lớn hơn với
nhiều công viên cây xanh, công trình dự án trọng điểm đã triển khai... thể hiện
rõ nét kinh tế môi trường trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển bền vững.
Từ Bình Định nghĩ
về Bình Thuận, tôi mong rằng bên cạnh những trung tâm, địa điểm du lịch đã hình
thành gây ấn tượng với du khách, quê mình cũng sẽ có thêm những sản phẩm du lịch
xứng tầm hơn với vị trí cũng như tiềm năng, để qua đó thu hút du khách, góp phần
vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
NINH CHINH