Du lịch Bình Thuận
Du lịch
Bình Thuận:
Tạo đà cho chặng đường tới
BT- Hoạt động của ngành du
lịch Bình Thuận trong 5 năm qua (2010 - 2015) được Tỉnh ủy đánh giá: Hoạt động
du lịch phát triển khá; số lượng du khách, doanh thu du lịch tăng qua từng năm
(lượng du khách tăng 10,29%/năm; doanh thu du lịch tăng 24,65%/năm). Tiềm năng
du lịch biển được khai thác ngày càng tốt hơn; thời gian lưu trú, mức độ tiêu
dùng, tỷ lệ quay trở lại của du khách ngày càng cao hơn. Công tác xúc tiến du
lịch được thường xuyên quan tâm, đã tổ chức một số sự kiện văn hóa, thể thao góp
phần tuyên truyền, quảng bá, thu hút du khách. Đầu tư phát triển du lịch đạt
khá; cơ sở nghỉ dưỡng, số lượng, chất lượng các dịch vụ ngày càng nâng lên. Vệ
sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự tại các khu du lịch trọng
điểm nhìn chung được bảo đảm.
|
Du khách lướt ván diều trên biển Hàm Tiến
Ảnh: N.Lân |
Để đạt những kết quả trên, là
cả một quá trình chung sức chung lòng, nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển ngành du
lịch của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Những con số biết nói
Những kết quả trên lĩnh vực
du lịch trong nhiệm kỳ qua được minh họa bằng những con số như sau. Đến nay,
toàn tỉnh có 436 dự án du lịch. Trong đó, có 38 dự án đầu tư dịch vụ du lịch
được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với vốn đăng ký 63.738 tỷ đồng, diện tích
đất được cấp là 8.197,8 ha. Hiện tại có 145 dự án đi vào hoạt động, tăng 21 dự
án so với năm 2010, trong đó có 32 dự án đầu tư nước ngoài. Có 172 cơ sở lưu trú
được xếp hạng sao (3 cơ sở 5 sao, 25 cơ sở 4 sao, 11 cơ sở 3 sao, 34 cơ sở 2
sao; 30 cơ sở 1 sao) và 69 cơ sở khác. Tổng số buồng, phòng là 11.200 buồng
phòng, tăng 64%, tổng lượng khách 4,2 triệu, tăng 68%, khách quốc tế 450 ngàn
lượt tăng 80% so với năm 2010.
Trong năm 2015, GRDP ngành du
lịch chiếm 8-9% GRDP của tỉnh, thu hút 4,5 triệu du khách. Kim ngạch xuất khẩu
tại chỗ dịch vụ du lịch năm 2015 đạt 150 triệu USD. Hướng đến năm 2020, GRDP
ngành du lịch chiếm 10-11% GRDP của tỉnh.
Trong quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Bình Thuận định hướng đến năm 2020 được đề ra là: Tổng thu từ du
lịch tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 19,07%/năm, theo đó, phấn đấu
đạt 7.319 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 17.520 tỷ đồng vào năm 2020. Nếu như tốc
độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2010-2015 là 12,47%/năm thì
giai đoạn 2016-2020 là 10,76%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 thu hut 7,5 triệu lượt
khách.
Song song với các số liệu,
chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể, ngành du lịch Bình Thuận cũng đã định hướng các loại
hình sản phẩm du lịch chính từ nay đến năm 2020 bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng sinh
thái biển cao cấp; du lịch thể thao; du lịch giải trí, mua sắm, MICE; du lịch
sinh thái biển – rừng; du lịch văn hóa, lễ hội – sự kiện, ẩm thực, tham quan đô
thị; du lịch cộng đồng; du lịch tâm linh…
Những giải pháp cho chặng đường tới
Để đạt những kế hoạch, mục
tiêu đề ra, Bình Thuận đã đưa ra những giải pháp cụ thể trong những năm tiếp
theo nhằm thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, có sức hấp dẫn cao đối với du
khách trong nước và quốc tế. Đó là đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn
tỉnh, tránh sự trùng lặp, đơn điệu gây nhàm chán cho khách du lịch. Nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch, đủ sức hút khách du lịch và cạnh tranh với sản phẩm
du lịch trong khu vực. Đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải
trí tại các khu, điểm du lịch, tạo nét đặc biệt, mang phong cách văn hóa của
từng địa phương, vùng, miền.
Bên cạnh đó, ngành du lịch
Bình Thuận tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về biển, đảo, núi, đồi
và những giá trị văn hóa của địa phương để phát triển mạnh loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, phát triển các môn thể thao
trên biển; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong
tỉnh và các tỉnh lân cận để hình thành các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút mạnh
du khách. Triển khai thực hiện tốt Đề án Trung tâm du lịch - thể thao biển mang
tầm quốc gia. Giữ vững thương hiệu khu
du lịch Hàm Tiến - Mũi Né. Đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường du lịch, cả môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Không ngừng nâng cao chất lượng các sản
phẩm dịch vụ và các hoạt động lễ hội. Định kỳ làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá
chất lượng các khu, điểm, cơ sở du lịch; xử lý kiên quyết và kịp thời những yếu
kém, tồn tại phát sinh. Chú trọng đúng mức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
phục vụ du lịch. Nâng chất lượng nguồn nhân lực, trước mắt kiện toàn đội ngũ lao
động trong ngành du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ phù hợp
làm nòng cốt để nâng chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch Bình Thuận đủ
tầm vươn ra thị trường quốc tế.
HuỲnh Thanh