Nhiều hoạt động đặc sắc ở Festiv
Nhiều hoạt động đặc sắc ở Festival đua ghe Ngo
Festival đua ghe Ngo
đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I, năm 2013 sẽ diễn ra tại thành
phố Sóc Trăng, từ ngày 14-17/11. Thông tin trên được Ban tổ chức cho biết trong
buổi họp báo sáng 19/9, tại thành phố Cần Thơ.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Đây là lễ hội truyền
thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng vào dịp Rằm tháng 10 âm lịch
hàng năm và nay được Bộ Văn hóa-Thể thao, Du lịch cho phép nâng thành lễ hội
mang tính khu vực.
Festival bao gồm các hoạt động chính như: Lễ khai mạc với tên gọi Trăng và Lúa;
Hội thi đua ghe Ngo với khoảng 80 đội thi đấu đến từ các tỉnh, thành trong khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long. Các đội thi đấu ở 2 thể loại: nam 1.200 mét và nữ
1.000 mét. Lễ bế mạc với nội dung mang tính tổng kết Festival.
Tại Festival lần này còn có các hoạt động kết hợp như: Hội chợ thương mại và
triển lãm, gồm các nội dung như: Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội
tỉnh Sóc Trăng, triển lãm các mô hình tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản gắn với đời sống sản xuất của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt của
người Khmer Nam bộ, hội chợ với quy mô khoảng 500 gian hàng; Liên hoan ẩm thực 3
dân tộc Kinh-Hoa-Khmer với tên gọi "Món ngon Sóc Trăng"; Trò chơi dân gian-Hội
thao dân tộc; Triển lãm ảnh Sóc Trăng xưa với tên gọi "Ký ức Sóc Trăng"; Ca múa
nhạc tổng hợp; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ; Lễ cúng
Trăng-Oóc Om Bóc; Thả đèn nước; Hội thi trang phục 3 dân tộc...
Festival đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I, năm 2013
là sự kiện nhằm tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng trực tiếp phục vụ phát triển
du lịch, vừa gắn liền với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền
thống văn hóa độc đáo của địa phương.
Đây cũng là nơi tôn vinh các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc
Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam bộ nói chung, giúp mọi người nâng cao ý
thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phương, thể hiện tinh thần đoàn
kết các dân tộc anh em, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
Ngọc Thiện (TTXVN)