Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuậ
Nhà trưng bày Bảo tàng Bình
Thuận: Điểm tham quan giá trị
BTO-
Sau hơn một tháng khánh thành, Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận đang đáp ứng
đúng nhu cầu nghiên cứu, hưởng thụ văn hóa của người dân và du khách.
Với hơn 1.000 cổ
vật quý hiếm như súng thần công, mộ chum bằng
gốm, đàn đá...trong số hơn 5.000 cổ vật được Bảo tàng Bình Thuận
khai quật khảo cổ và sưu tầm hơn 40 năm qua để trưng bày theo 7 chuyên đề. Bên
cạnh đó là đội ngũ nhân viên phục vụ du khách cũng được trang bị những kiến thức
cần thiết về lịch sử, văn hóa, các niên đại của cổ vật gắn liền với giá trị của
nó để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng khi đến tham quan bảo
tàng.
Không gian thoáng
mát, các cổ vật được sắp xếp một cách khoa học theo từng chuyên đề, niên đại,
theo trình tự thời gian và giá trị của từng cổ vật nên rất thuật lợi cho việc
tham quan, tiếp cận và nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến là Văn hóa khảo cổ học
Đa Kai được phát hiện từ năm 1977 – 1978. Ở đó, khách tham quan có thể tìm hiểu
về công cụ lao động thông qua các di vật là rìu, bàn mài, cuốc, đàn bằng đá được
lưu giữ cách đây gần 3.000 năm. Hay như Văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh ở Bình
Thuận phân bố dọc theo các triền cát ven biển từ huyện Tuy Phong cho đến thị xã
La Gi. Khách tham quan có thể thấy được các cổ vật như mộ chum, mũi giáo, rìu
đồng, khuyên tai được làm bằng đồng… đã cho thấy cách đây gần 3.000 năm con
người đã biết chế tạo công cụ lao động bằng kim loại, bên cạnh đó là họ đã biết
làm đẹp thông qua các bộ trang sức như vòng tay, dây chuyền…Cùng với Văn hóa
khảo cổ học Đa Kai, Văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh đến Nhà trưng bày Bảo tàng Bình
Thuận du khách còn khám phá được mối quan hệ giao thương tấp nập trên vùng biển
Bình Thuận qua các cổ vật khai quật từ những con tàu đắm, là đồ gốm sứ có niên
đại từ thời Minh, thời Thanh của Trung Quốc và có cả gốm sứ của Thái Lan.
Bình Thuận
là địa phương có 34 dân tộc anh em, chính vì vậy những cổ vật được trưng bày tại
đây như đầu tượng thần Shiva bằng kim loại, bệ thờ Linga – Yoni, tượng phật, lễ
hội cầu ngư… phần nào phản ánh đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, phong phú
và đa dạng của các đồng bào dân tộc anh em trên đất Bình Thuận. Chính những giá
trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử của các cổ vật tại Bảo tàng Bình Thuận mà
trong những ngày qua, khi nơi này mở cửa đón khách tham quan đã có nhiều người
tìm đến đây để chiêm ngưỡng và khám phá.
Anh Võ Cáp –
Phó Trưởng phòng Trưng bày thuyết minh – Bảo tàng Bình Thuận cho biết: “Sau hơn
nửa tháng khánh thành, Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận đã đón nhận hơn 500
khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu. Để tiếp tục phát huy giá
trị Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận, thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với
các đơn vị du lịch, các trường học để đưa Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận trở
thành một điểm đến mới cho du khách tham quan, nghiên cứu học tập”.
Việc đưa vào
sử dụng Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận là sự cần thiết để người dân địa
phương và du khách tìm hiểu, khám phá ra những nét văn hóa lịch sử loài người từ
thời tiền sử đến ngày hôm nay. Không những vậy, đây còn là một sản phẩm du lịch,
một điểm đến thú vị và cũng là kênh quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của cộng
động các dân tộc anh em tại Bình Thuận đến với công chúng.
Hồng Châu