Bát nháo hướng dẫn viên ngoại tạ
Bát nháo hướng dẫn viên ngoại tại Bình Thuận
BTO- Chỉ cần sống tại Bình Thuận vài ba năm, hiểu chút đỉnh về những danh lam
thắng cảnh tại Mũi Né – Phan Thiết và nói bập bẹ vài câu tiếng Việt, khách nước
ngoài có thể dễ dàng làm thêm nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch mà không cần đến
thẻ hành nghề hay bất cứ giấy phép nào với thu nhập
rất hấp dẫn.
Làm HDV ở Việt Nam dễ ợt!
Chỉ cần du khách có nhu cầu, hàng chục công ty du lịch, văn phòng tour ở Mũi Né
đều dễ dàng tìm được hướng dẫn người Việt hoặc người Nga, Đức, Mỹ… theo sở thích
của đoàn khách đó. Và hoạt động này đang diễn ra một cách tự nhiên, nhộn nhịp
như một nghề tay trái của những người nước ngoài đang sống tại Việt Nam vài năm
trở lại đây. Vào những ngày cuối tuần hay ngày lễ, không khó để bắt gặp hình ảnh
những HDV ngoại ngang nhiên đưa khách đến các điểm tham quan ở thành phố Phan
Thiết như Vạn Thủy Tú, chợ Phan Thiết, khu di tích Bác Hồ… Họ là các HDV được công
ty du lịch nước ngoài thuê để dẫn đoàn, bên cạnh có HDV người Việt đi kèm. Hoặc
là các HDV ngoại trước đây làm trưởng đoàn đưa khách từ nước ngoài vào Việt Nam,
sau một thời gian quen đường đi nước bước đã ở lại Việt Nam tự tổ chức tour. Đối
tượng thứ hai này thường tổ chức tour khép kín, tự móc nối khách ở bên ngoài,
đặt phòng, ăn uống… mà không thông qua công ty và không phải chịu thuế.
|
Khi du lịch sang
Campuchia, đoàn khách Việt Nam được HDV người bản xứ làm hướng dẫn |
Chủ một văn phòng tour ở Hàm Tiến cho hay, ngoài lượng khách đi du lịch theo
tour, còn có những nhóm bạn, gia đình đi du lịch tự do, khi đến Mũi Né muốn tham
quan những điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận, thì thường đặt tour riêng và yêu
cầu có HDV đi theo thuyết trình. Giá cho mỗi HDV người Việt nói tiếng nước ngoài là
40 USD/người/ngày, còn đối với HDV nước ngoài là 50USD/người/ngày. Vào mùa cao
điểm, các HDV ngoại có thể kiếm được vài chục triệu/tháng là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, những HDV ngoại này chưa am hiểu nhiều về văn hóa cũng như lịch sử
tại các điểm tham quan; chủ yếu họ làm vui lòng khách, hướng dẫn những điểm mua
sắm rẻ, quán ăn ngon mà họ từng “điểm danh” qua. Nhiều người sống ở Việt Nam chỉ
1 năm đã có thể làm HDV vì với họ “làm HDV kiểu này có gì đâu mà khó”.
Có thể
thấy, các cơ quan quản lý khó mà kiểm soát các HDV này truyền đạt những gì khi
đưa khách đến khu di tích lịch sử như trường Dục Thanh, tháp PoshaInư hay chùa
Ông... Khó tránh khỏi tình trạng họ gây hiểu lầm cho du
khách nước
ngoài về văn hóa, lịch sử, phong tục của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các cơ
quan chức năng chưa có động thái gì để chấn chỉnh tình trạng này và các HDV
ngoại cứ vô tư sống từ tiền “típ” của du khách.
Các
công ty lữ hành đang “chết” dần
Anh Judy
– người Áo, từng làm HDV khoảng 3 năm trở lại đây chia sẻ: “Tôi
lấy vợ Việt Nam và về sống tại Phan Thiết. Thời gian đầu, vợ chồng tôi thường đi
tham quan các nơi nên cũng am hiểu đôi chút. Sau đó, một số bạn bè bên Áo dẫn
khách Đức sang du lịch tại Mũi Né và có mời vợ chồng tôi làm HDV cho đoàn. Chủ
yếu tôi chỉ giới thiệu về cảnh đẹp và lướt qua lịch sử hình thành, sợ nói không
chính xác. Điểm du lịch nào chưa biết thì vợ tôi sẽ hỗ trợ và tìm hiểu thông tin
thêm. Các tour chúng tôi thường đưa khách đến tham quan là City tour hoặc các
tour khám phá thiên nhiên như Đami, vùng rừng núi, dân tộc…”. Theo Judy, có rất
nhiều người nước ngoài đang làm HDV thời vụ như ông, đặc biệt là người Nga. Tuy
nhiên, gần đây hoạt động này đang trở nên phức tạp khi các văn phòng tổ chức
tour ở Mũi Né tranh nhau phá giá, chặt chém du khách hoặc đưa khách đến những
điểm ăn uống không đảm bảo chất lượng. Riêng các HDV cũng thế, mỗi người tự ý
đưa một giá, thậm chí có người chỉ cần tiền “típ” của khách sau mỗi chuyến đi.
Trao đổi về vấn đề này, ông
Huỳnh Thúc An – Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL Sao Mai cho biết, khách Nga tràn
ngập vào Bình Thuận trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân khiến
HDV người Nga có đất hoạt động trong khi số HDV Việt biết tiếng Nga ở Bình Thuận
chưa đến 15 người. Và bao nhiêu người trong số ấy đã được cấp thẻ HDV quốc tế
lại là một dấu hỏi lớn. Tình trạng HDV ngoại đang hoạt động công khai và bát
nháo như hiện nay đang “giết” dần các công ty lữ hành ở các thành phố lớn nói
chung và tại địa phương nói riêng. Nếu cách đây vài năm, Công ty Sao Mai dẫn
khoảng 10 tour khách nước ngoài đến tham quan tại Bình Thuận, thì nay các tour
ấy đã được công ty lữ hành nước ngoài khép kín.
Nhìn sang nước láng giềng
Campuchia, du lịch nước này phát triển sau Việt Nam cả chục năm, nhưng Tổng Cục
Du lịch ở Campuchia quản lý rất chặt và phạt nặng nếu HDV ngoại hoạt động trên
đất nước của họ. Trong khi ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, mọi
thứ đang được thả nổi. Sự lỏng lẻo của pháp luật, sự thiếu chặt chẽ của các cơ
quan chức năng cùng với đó là thiếu hướng dẫn viên thông thạo ngoại
ngữ là điều kiện để HDV ngoại tự do hoạt động một cách bát nháo như
hiện nay.
Theo quy định của Luật lữ hành thì HDV du lịch nước ngoài không được
hành nghề tại Việt Nam. Đối với những đơn vị vi phạm mức xử phạt tối đa
sẽ là 25 triệu khi sử dụng HDV du lịch nước ngoài.
Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 16/2012/NĐ-CP
ngày 12/03/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực du lịch.
Cụ
thể, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi sử
dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam, tăng 10 triệu
đồng so với quy định trước đây. Ngoài ra, doanh nghiệp có hành vi vi
phạm này còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế đến 12 tháng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày
30/04/2012. |
Minh Vân