Bánh xèo đường Tuyên Quang – Pha
Bánh xèo đường Tuyên Quang – Phan Thiết
BTO-
Ai đó có dịp đến Phan Thiết, đi
trên con đường Tuyên Quang vào buổi chiều sẽ
bắt gặp
mùi thơm phảng phất, những tiếng tráng bánh
“xèo
xèo” như “mời gọi” thực khách
đến với
hàng
quán
bánh
xèo bên đường.
Vì thế, con đường Tuyên Quang – Phan
Thiết lại được một số du khách đặt cho cái tên khá thú vị "đường sương mù".
Nếu
như miền sông nước Nam Bộ có bánh xèo bông điên điển, những góc phố
Sài Gòn
lại được biết đến với bánh xèo chảo ăn với cải bẹ xanh... thì ở Phan Thiết bánh
xèo lại
được biết với tôm, mực tươi sống...
Để cho ra lò những
chiếc bánh xèo giòn tan, nóng hổi thì khâu chuẩn bị khá công phu. Người làm bánh
phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu: Pha bột gạo, nhân bánh được làm từ tôm,
mực, thịt ba chỉ, hành giá, rau và một phần không kém quan trọng là nước chấm.
Nhưng không hiểu vì sao cũng những nguyên liệu, gia vị ấy nhưng mỗi quán lại tạo
cho mình một hương vị riêng.
Có thâm niên hơn 10
năm với nghề này nhưng khi hỏi về công thức pha thì chị bảo với chị không có một
công thức nào. Để
cho ra những chiếc bánh giòn, màu sắc bắt mắt thì khâu pha phối bột
là quan
trọng nhất.
Trong
lúc pha bột phải thêm một ít đậu xanh, nước dừa… Với kinh
nghiệm lâu năm, chị chỉ cần nhìn nước bột không được lỏng quá và phải có độ sệt
là có thể làm bánh được – chủ
quán Bánh xèo Cây Phượng – Tuyên Quang chia sẻ.
Bánh
được đổ trên khuôn đất, những
khuôn này được làm từ gốm của người Chăm nổi tiếng. Nước chấm phải làm sao có độ
sệt vừa phải vừa có mùi ớt nồng, chua chua của cà, me, đậu phộng được giã
nhuyễn, nước đường ngọt đậm đà hòa quyện trong nước mắm Phan Thiết nổi tiếng làm
nên một thứ nước chấm rất riêng của bánh
xèo Phan Thiết.
Khi ăn, thả chiếc
bánh còn nóng vào chén nước chấm, rồi thêm rau húng,
dấp
cá, quế... và thưởng thức. Cảm giác vừa ăn, vừa chờ đợi người bán đổ bánh, bưng
ra những chiếc bánh nóng hổi đã níu kéo bao thực khách.
H.C