5 giải pháp đẩy mạnh phát triển
5
giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Bình Thuận
BTO-Ngày 8/12/2014, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch trong
thời kỳ mới. BTO xin giới thiệu đến bạn đọc 5 nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch
hành động của UBND tỉnh Bình Thuận để thực hiện nghị quyết trên.
Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần
thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp,
mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng xã hội hóa cao, đem
lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở
đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung
sau:
1. Nâng cao nhận thức của xã hội về phát
triển du lịch
Bằng nhiều hình thức nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm,
xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, tạo
đột phá trong nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; nâng cao nhận
thức trong dân cư về bảo vệ tài nguyên du lịch, về ứng xử văn hóa, văn minh
trong hoạt động du lịch; vận động dân cư tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ cởi
mở, chân thành đối với khách du lịch.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông
tin, quảng bá du lịch, chú trọng chất lượng nội dung, hình thức ấn phẩm quảng bá
và phương tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng.
2. Tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát
triển du lịch
Huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
trung ương cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn
tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du lịch.
Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án đầu
tư Khu du lịch Quốc gia Mũi Né, đầu tư đảo Phú Quý thành Điểm du lịch quốc gia,
đầu tư thành phố Phan Thiết thành đô thị du lịch theo quy hoạch. Triển khai Đề
án hình thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia tại Bình Thuận.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch theo
hướng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp; tăng cường liên kết, mở rộng, phát
triển các thị trường khách đến Bình Thuận. Có cơ chế phù hợp để phát triển thị
trường khách nội địa, phát triển và thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam
ưu tiên du lịch Việt Nam”.
Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu
tư chiến lước để phát triển du lịch phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Bình
Thuận.
Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chủ động triển khai thực hiện quy hoạch, bố
trí ngân sách, quỹ đất và triển khai các giải pháp phát triển du lịch ở địa bàn.
3. Tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh,
an toàn để thu hút du khách và phát triển du lịch.
Tăng cường sự phối hợp và thực hiện công tác
quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn du khách trên địa bàn toàn tỉnh;
phát huy đúng mức tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội tham gia quản lý, bảo
vệ, giữ gìn môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thiện các bến xe, bãi đỗ xe du lịch, tuyến
xe buýt ở các địa bàn trọng điểm du lich; phát triển dịch vụ vận chuyển khách
tuyến Phan Thiết – Phú Quý.
Nâng chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch
trên các tuyến du lịch đường bộ, đường sắc, đường thủy. Các nhà ga, bến xe, cảng
biển, các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách phải bố trí đủ nhân lực,
bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh an toàn, có thái độ phục vụ thân thiện, tổ
chức thông tin hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch bảo đảm thuận tiện.
Phát huy tốt vai trò của Trung tâm hỗ trợ du
khách tại các điểm đến trọng điểm, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch,
xây dựng điểm An toàn – Thân thiện – Chất lượng.
Xây dựng và phát triển thực hiện Đề án đảm bảo
an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch tại Bình Thuận; tăng cường công tác
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của khách du lịch nước ngoài bảo đảm an ninh,
an toàn và thuận tiện cho du khách; phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dung
hoạt động du lịch để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội.
4. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
du lịch
Rà soát các quy định về nghĩa vụ tài chính liên
quan đến giao đất, thuê đất du lịch để sửa đổi hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền sửa
đổi mức thu phù hợp quy định và tình hình thực tế đối với các dự án đầu tư du
lịch, nhất là đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho
không gian cảnh quan.
Hoàn thiện hệ thống lưới điện, nước, truyền
thông, trạm xe buýt… tại các khu vực du lịch như: Tiến Thành, Hàm Thuận Nam,
Long Sơn Suối Nước, Tân Thắng, Thắng Hải – Hàm Tân.
UBND huyện, thị xã, thành phố, nhất là các địa
phương trọng điểm du lịch tích cực giải quyết các khó khăn, tạo điều kiện thuận
lợi nhất trong hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn.
5. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về du lịch cả cấp tỉnh và cấp huyện. Kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công
tác tham mưu về quản lý, phát triển du lịch ở địa phương, nhất là nhân lực quản
lý Khu du lịch Quốc gia Mũi Né, điểm du lịch quốc gia Phú Quý và đô thị du lịch
Phan Thiết.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực
hiện đúng các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, lữ
hành, quảng cáo; đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo
vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát tốt hoạt động kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự và an
toàn cho khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch.
BTO