La Gi
La Gi:
Chờ gì ở các dự án du lịch cộng đồng ?
BT- Trong chiến lược
phát triển du lịch ở La Gi dựa trên những lợi thế về bờ biển dài 28 km thuộc
vùng thời tiết, khí hậu ổn định quanh năm, loại hình nghỉ dưỡng (khách sạn,
resort, spa) được các nhà đầu tư đăng ký từ năm 2003 với trên 40 dự án du lịch
trải dài theo bờ biển còn hoang sơ, có không khí trong lành và lãng mạn. Tuy
vậy, trên địa bàn vẫn xác định 4 địa điểm du lịch cộng đồng trọng tâm gồm ngảnh
Tam Tân, Bàu Dòi (Tân Tiến), Đồi Dương (Bình Tân) và Cam Bình (Tân Phước).
|
Ảnh: Đ.Hòa |
Từ năm 2010, tỉnh thực sự
giao cho địa phương đứng ra quản lý, kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch cộng
đồng, đáp ứng đối tượng khách du lịch vãng lai, có điều kiện phù hợp. Nếu sớm
thực hiện được một phần trong các điểm du lịch cộng đồng này sẽ là đòn bẫy có
tác động không nhỏ đối với các dự án du lịch trên địa bàn thị xã, không để xảy
ra khá nhiều các dự án “treo” như hiện nay. Chính vì sự chậm chạp đó mà
khu du lịch ngảnh Tam Tân nằm
trong qui mô 70 ha của cả khu vực Dinh Thầy Thím, hồ Núi Đất, ngảnh Tam Tân nay
chỉ tách ra riêng khu cộng đồng
ngảnh Tam Tân còn 9,3 ha, nhưng trên thực tế đang có khoảng trên 40 hộ dân địa
phương đang kinh doanh dịch vụ du lịch ổn định. Mới đây, UBND thị xã La Gi với
tư cách chủ đầu tư đứng ra cam kết, phối hợp với Công ty cổ phần bất động sản
Sài Gòn - Châu Á hỗ trợ cho việc giải tỏa và tiến tới giao mặt bằng, phân lô
theo quy hoạch.
Với dự án
khu cộng đồng Cam Bình hiện còn
trên 8 ha, nhưng giai đoạn 1 giao cho Tập đoàn Rạng Đông xây dựng phần hạ tầng
trên diện tích 2,6 ha và phương thức cho các hộ kinh doanh thuê đất, xây dựng
theo quy hoạch. Theo cách quản lý trước đây,
khu du lịch cộng đồng Đồi Dương
giao cho Công ty cổ phần Quản Trung làm chủ đầu tư nhưng không thực hiện và đã
bị thu hồi hiện vẫn chờ đợi và kêu gọi nhà đầu tư mới vào. Đó là những tín hiệu
vui và có sự tác động của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở La Gi. Tuy
vậy, một thực tế dễ nhận thấy, các điểm quy hoạch du lịch cộng đồng càng kéo dài
thì tình trạng lấn chiếm đất đai, kể cả xây cất nhà cửa, hàng quán một cách tự
phát là vấn nạn cho công tác giải tỏa mặt bằng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng
ngán ngẫm. Liệu chừng khi UBND thị xã là chủ đầu tư sẽ có “bí quyết” nào khả thi
hơn để làm bước mở đầu cần thiết cho việc xúc tiến, hình thành khu cộng đồng
theo quy hoạch?
Con đường du lịch dọc bờ biển
Tân Bình - Tân Hải dài 9,5 km đang triển khai giai đoạn 2 nối từ khu rừng dầu
Tân Bình đến ngã ba Công ty Hải Tinh sẽ chấm dứt lý do của hàng chục dự án du
lịch nằm im lìm từ nhiều năm nay. Nhưng nhìn vào công trình giao thông này sau
những năm chờ vốn đầu tư, từ lúc dự kiến 67,5 tỷ đồng nay phải đội lên con số
hơn gấp đôi là con đường song song với đường ĐT.719, còn có vai trò chính trong
chiến lược phát triển du lịch. Đây là đoạn bờ biển đẹp với những bãi cát trắng
mềm mại, sóng nước êm đềm thích hợp cho các khu resort nghỉ dưỡng và tổ chức các
loại hình thể thao, giải trí biển. Cũng sẽ có sự nghi ngờ về hiệu quả của nó khi
nhìn vào đoạn đường 2 km đoạn đầu dự án đường DL.08 này đã hoàn thành cách đây 2
năm, chạy ngang 5 dự án du lịch đều thuộc đất
nhà nước quản lý vẫn chưa động
tĩnh gì, là vì sao? Các dự án nại ra khó khăn do đất mở đường vào dự án dù chỉ
dài khoảng 30-50 m do dân đang làm ao tôm, trồng cây! Trách nhiệm này, UBND thị
xã không thể chờ tỉnh có biện pháp giải quyết mà địa phương phải trực tiếp thúc
đẩy, tháo gỡ cho các dự án thuộc thẩm quyền. Đó cũng là ý kiến chỉ đạo của tỉnh
qua các lần kiểm tra các dự án du lịch hàng năm. Với những động thái mới của các
dự án khu du lịch cộng đồng ngảnh
Tam Tân và Cam Bình, cùng với con đường du lịch biển Tân Bình - Tân Hải sẽ là
tiền đề vực dậy các dự án du lịch trên địa bàn La Gi từ nhiều năm còn im ắng.
PHAN
CHÍNH