Nghề thuyền thúng ở Kê Gà
Nghề thuyền thúng ở
Kê Gà
BT- Cuộc
sống vốn gắn bó lâu năm với chiếc thúng chai (ngư dân thường gọi thuyền thúng),
những ngư dân Kê Gà, xã Tân Thành, Hàm Thuận Nam đã có nhiều niềm vui và nỗi
buồn. Bao năm lênh đênh trên biển, không ít gia đình đã có cuộc sống ổn định,
xây dựng hạnh phúc, nuôi con ăn học từ những chiếc thuyền thúng đơn sơ.
Thuyền thúng vươn khơi
Ngay từ tờ mờ
sáng, những chiếc thuyền thúng ở Kê Gà đã cập bến với những mẻ lưới đầy cá.
Những con cá tươi roi rói gỡ ra từ mẻ lưới được giăng trong đêm, đã mang lại
niềm vui nho nhỏ cho hàng chục gia đình ngư dân vốn gắn bó với nghề thuyền thúng
nơi đây.
Theo ngư dân
chuyên hành nghề thuyền thúng ở biển Kê Gà cho biết, mùa này bà con ngư dân rất
phấn khởi, bởi thời tiết thuận lợi, sóng biển nhẹ êm, lại vào mùa cá tập trung
vùng tuyến lộng nhiều nên việc ra khơi dễ trúng mùa. Tuy là những chiếc thuyền
thúng nhỏ, chỉ gắn với đôi tay chèo dẻo dai bằng chính sức mình. Vậy mà sau
những lần vươn khơi họ đánh bắt được nhiều loại cá, tôm, cua, ghẹ…
Có mặt tại bãi
biển Kê Gà, chúng tôi như bị cuốn hút vào những mẻ lưới đầy cá, bên cạnh những
chiếc thuyền thúng đã nhuộm màu sương gió. Tôi thắc mắc hỏi những ngư dân, chiếc
thuyền thúng nhỏ vậy sao vươn khơi đánh bắt được nhiều cá vậy. Ông Nguyễn Văn
Thành (48 tuổi, xã Tân Thành) đã có hơn chục năm gắn bó với thuyền thúng chia
sẻ: “Tuy nhỏ nhưng người dân nơi đây vốn quen rồi. Một thuyền thúng chỉ có hai
đến ba người ra khơi. Nhưng nhờ chịu khó nên những mẻ lưới giăng thả vô cùng
hiệu quả. Tháng này ra khơi vùng tuyến lộng đánh bắt thuận lợi, nên cũng tranh
thủ kiếm chút ít để trang trải cuốc sống gia đình”.
Niềm vui cập bến
Mặt trời nhô khỏi
ngọn hải đăng Kê Gà, cũng là lúc hàng chục chiếc thuyền thúng nối đuối nhau cập
bến. Những người phụ nữ đứng trên bờ chuẩn bị đón những chiếc thuyền thúng của
chồng, con trở về từ khơi xa, để kịp phiên chợ sớm. Bà Nguyễn Thị Lan, vợ của
một ngư dân tâm sự: “Ngư dân ở đây vốn đi biển từ nhiều năm nay, nhưng chỉ đi
bằng thuyền thúng nên không dám vượt xa hàng chục hải lý. Được cái chuyến giăng
lưới ngày nào cũng có cá, đủ đi chợ và chi phí cuộc sống hàng ngày”.
Niềm vui của bao
ngư dân vốn gắn với thuyền thúng ở đây càng vui hơn, khi liên tiếp những ngày
qua họ giăng lưới, đánh bắt được nhiều cá. Ông Nguyễn Tân vừa cập bến với những
mẻ lưới nhiều cá, niềm nở nói: “Mấy đêm nay, biển sóng rất êm, hai cha con đi
trên một chiếc thúng chài với hai đàn lưới thả vùng lộng. Thành quả chính là
hàng chục ký cá mòi và cá hanh. Chuyến này kiếm được tròm trèm gần 500 trăm ngàn
đồng. Nếu biển êm kéo dài thì những ngày sắp tới chắc gia đình sẽ có chút ít dư
dã để dành khi biển động”.
Để có những mẻ
lưới đầy cá, ngư dân phải thức qua đêm. Họ ra khơi chỉ có hai hoặc ba người, tùy
vào kích cỡ của thúng. lâu lắm
rồi, ngư dân nơi đây không có nghề nào khác ngoài việc bám biển bằng thuyền
thúng để kiếm sống.
Chúng tôi thắc
mắc ngư trường thuận lợi, sao không đóng thuyền lớn để vươn khơi. Ngư dân đều
nói, đánh bắt kiểu này sẽ nhanh và thuận lợi, đi trong ngày vào, có chi phí
trang trải cuộc sống gia đình. Ông mặt trời lên cao, những chiếc thuyền thúng
được ngư dân đưa lên bờ rửa sạch, chuẩn bị cho chuyến ra khơi chiều tối đến.
Chia tay những
ngư dân Kê Gà cũng là lúc mặt trời vừa đứng bóng, những chiếc thuyền thúng cuối
cùng vừa cập bến với những mẻ lưới đầy cá đã xua đi nỗi mệt nhọc. Và họ tin vào
cuộc bám biển mưu sinh bằng những chiếc thuyền thúng vốn đã có tự bao năm ở vùng
biển này.
PhưỚc Toàn