Đi hội vía Bà
Đi hội vía Bà... lúc nửa đêm
BT- Nếu như ở Phan Thiết, lễ hội
Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân, thu hút hàng ngàn người tham gia, thì nhiều người
cũng ví lễ hội chùa Bà ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) như một điểm đến không thể
thiếu trong đời sống tín ngưỡng.
Tháng giêng, có dịp vào Bình Dương
vào đúng dịp rằm sẽ tận mục cảnh lễ hội chùa Bà sẽ diễn ra vào ngày 14, 15
tháng giêng (âm lịch). Lễ hội chùa Bà Bình Dương cũng giống như một số lễ hội
văn hóa truyền thống ở một số tỉnh thành khác, cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn
mang đậm tính văn hóa dân gian và gần gũi với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của
nhân dân. Ban tổ chức lễ hội cũng xây dựng những hình ảnh từ nhân vật huyền
thoại, diễu hành xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ và đặc biệt là không thể thiếu
những đoàn lân, sư, rồng. Năm nào, lễ hội chùa Bà cũng náo nhiệt, và gần như là
một niềm vinh dự của người dân địa phương nơi đây. “Lễ hội chùa Bà diễn ra vào 2
ngày, nhưng trước đó người dân địa phương, khách các nơi về nhiều lắm anh. Xung
quanh khu vực chùa trở nên sầm uất lắm, đông vui, nhưng cũng chỉ qua 9 giờ sáng
hôm sau là trở lại bình thường” – chị Nguyễn Ngọc Điệp, người dân địa phương cho
biết. Cũng đúng, bởi nhìn cái cách Bình Dương tổ chức lễ hội khá quy cũ. Các
hướng vào chùa đều có lực lượng bảo vệ. Du khách đi bộ hơn cả cây số thì mới
vào đến chùa. Cái hay của Ban tổ chức lễ hội là khi du khách cầm nhang vào cửa
chính dù nhiều hay ít, sẽ có người thu bớt chỉ chừa đúng cho bạn một cây nhang
để tỏ lòng thành. Vì thế, dù lượng người như nêm bạn cũng không có cảm giác bị
ngộp vì khói hương. Lễ rước kiệu Bà cũng có vài chục thanh niên làm nhiệm vụ mở
đường mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao. Tiếp là các đội lân vừa múa, đấu võ
rầm rộ, theo sau xe hoa, hàng trăm thiếu nữ thắt bím như ngọc nữ, vai gánh hoa
vải đủ màu sắc, nối bước là các đội nhạc, kèn, sáo, phèng la vừa đi vừa tấu
nhạc. Sau đó là cộ Bà, trước cộ là hai án hương lớn nghi ngút, theo sát cộ Bà là
ban quý tế, họ có nhiệm vụ đổi các án hương cháy dở lấy từ ky hương trao cho bá
tánh, người nhận coi như lộc của bà. Cuối cùng là đoàn khách thập phương dự hội
diễu hành qua các phố quanh chợ Thủ Lượng. Một không khí tấp nập, náo nhiệt ngay
khi đã gần 1 giờ sáng. Khách hành hương vẫn đổ về, người địa phương, khách ở các
tỉnh, thành như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình
Thuận, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong những du khách hành hương không
ít khách là người Việt kiều xa xứ chọn Bình Dương đi lễ hội đầu năm mới.
|
Kiệu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu bắt đầu lễ
rước... |
|
Những cửa hàng đã bày sẵn vật lễ chờ kiệu
Bà đi qua để hành lễ cầu lộc. |
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở Bình
Dương, mà người dân còn hay gọi là vía Bà Bình Dương hiện không đơn thuần là lễ
hội cúng Bà của 4 bang người Hoa ở địa phương, mà đã trở thành một lễ hội văn
hóa của địa phương và khách thập phương. Nó không chỉ tạo một nét riêng về văn
hóa cho Bình Dương, một địa phương đang có những bước phát triển mạnh mẽ, một
thành phố mới hiện đại với vòng xoay lớn nhất Đông Nam Á, với chính sách và tầm
nhìn trong quy hoạch để nâng tầm vị thế của một tỉnh.
Lê Cẩm Vân