Ngành du lịch chuẩn bị đón khách
Ngành du lịch chuẩn bị đón khách trở lại
BT- Thời gian qua, ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch
Covid- 19. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch phải tạm dừng hoạt động. Hiện nay,
khi công tác phòng chống dịch đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn “thích
ứng an toàn, linh hoạt” với dịch, ngành du lịch lại nỗ lực chuẩn bị để mở cửa
đón khách trở lại.
Chuẩn bị “đón khách xanh”
Nhiều doanh nghiệp du lịch chuẩn bị mở cửa trở lại sau chủ trương phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện thích nghi với dịch Covid
-19, nhưng trong tâm trạng thấp thỏm.
|
Nhiều doanh nghiệp chuẩn bị “đón khách xanh”. |
Chuẩn bị
Những ngày chớm mùa cao điểm đón
khách quốc tế năm nay, thay vì chuẩn bị đón khách thì nhiều cơ sở du lịch trên
địa bàn tỉnh đang bắt đầu dọn dẹp, vệ sinh sân vườn, trang trí lại phòng ốc...
Đây là hoạt động bất bình thường đầu tiên trong “lịch sử” ngành du lịch bởi dịch
Covid-19 làm đảo lộn mọi thứ. Anh Nguyễn Thế Hùng – quản lý một cơ sở du lịch
chia sẻ, tầm này những năm trước chúng tôi đang đón khách, chứ đâu có dọn dẹp
lau chùi bàn ghế, cắt tỉa cây kiểng, sửa sang phòng ốc như thế này. Nếu chưa có
chủ trương phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì chắc cũng chưa
dọn. Ngoài “tân trang” lại cơ sở thì việc liên lạc với các nhân viên được tiến
hành báo họ chuẩn bị đi làm trở lại. Nếu nhân viên nghỉ việc thì có cơ sở du
lịch đăng thông báo tuyển dụng và đào tạo lại. Đại dịch Covid-19 đã làm “chảy
máu” nguồn nhân lực ngành du lịch khá lớn; vì miếng cơm, manh áo nhiều lao động
du lịch đã chuyển sang công việc khác. Bà Phạm Thị Hồng Phương – Chủ cơ sở du
lịch Full Moon chia sẻ: “Chúng tôi có 100 nhân viên, nhưng hiện nay còn khoảng
30 người. Nhiều em đã chuyển sang công việc khác ổn định thu nhập hơn. Trước mắt,
có bao nhiêu hoạt động bấy nhiêu, không đầu tư, tuyển dụng thêm vì dịch bệnh vẫn
đang diễn biến khó lường”.
Phập phồng lo
Tuy công tác chuẩn bị là vậy, nhưng
không doanh nghiệp nào dám tái đầu tư sửa chữa lớn vì dịch Covid-19 “thiên biến
vạn hóa”. Họ chỉ đầu tư những thứ cần thiết. Do rút kinh nghiệm từ những đợt
dịch trước, gần nhất là cuối năm qua, đầu tư rồi lại đóng cửa, tài sản hư hao.
Cơ sở du lịch của bà Phương là một trong số đó, cuối năm qua bà đầu tư khá lớn
vào sửa chữa hồ bơi, dàn điều hòa nhiệt độ. Bà Phương cho biết: Vật dụng hay máy
móc nào cũng vậy, mình sử dụng thì không bị hư, nhưng không sử dụng xuống cấp
rất nhanh. Hiện tại bà dự định sửa chữa mái tranh của những ngôi nhà gỗ trong cơ
sở, nhưng lo ngại, dịch lại bùng phát. Với ông Hùng – quản lý cơ sở du lịch
Anami chia sẻ: “Chủ trương mở cửa phục hồi kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung,
du lịch nói riêng phù hợp với bối cảnh thế giới, tiến tới sống chung với
Covid-19. Nhưng dịch bệnh này không ai lường trước được điều gì, nên công tác
chuẩn bị mở cửa cơ sở cũng cầm chừng”.
Dù lo ngại, nhưng hầu hết các doanh
nghiệp du lịch mong được hoạt động trở lại cải thiện việc kinh doanh vốn đã đình
trệ quá lâu. Với những doanh nghiệp có “vốn” hoạt động thì đỡ lo, nếu không phải
đi vay, mượn hoặc thuê đất tạo lập cơ sở thì khó khăn hơn. Cơ sở du lịch Blue
Ocean ở Hàm Tiến không phải là duy nhất mong sớm được mở cửa trở lại ngay khi Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thông báo dự thảo kế hoạch thí điểm mở cửa du
lịch Mũi Né vào cuối tháng này. Bà Kristy Marland – Giám đốc điều hành Khu du
lịch Blue Ocean cho biết: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những bước cơ bản, chỉ còn
chờ Bộ tiêu chí cho phép đủ chuẩn mở cửa, xem có thiếu tiêu chí nào để bổ sung
thêm. Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh: Hiện Bộ tiêu chí đang trên bàn nghị sự, sẽ
được bàn tính kỹ lưỡng khi nào hoàn tất sẽ triển khai cho các cơ sở du lịch.
Ninh Chinh