Khi
Khi “vệ tinh” cất cánh cho du lịch
Bài 1: Trong tâm thế phấn khởi
BT- Sự kiện mang lại sự phấn khởi cho du lịch Bình Thuận khi cuối tháng 3/2021,
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung
xây dựng Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn đến năm
2050. Đây là cơ sở để ngành du lịch tỉnh có chiến lược, nhiệm vụ riêng nhằm phát
triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có…
|
Lướt ván diều trên biển Mũi Né. Ảnh: N. Lân |
Nhìn từ quy hoạch
KDLQG Mũi Né
Diện tích lập quy hoạch KDLQG Mũi Né
là 14.760 ha (khu vực Phan Thiết 6.625 ha, Bắc Bình 7.165 ha, Tuy Phong 970 ha)
với phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các khu vực lân cận thuộc địa bàn các
huyện: Bắc Bình, Tuy Phong và TP. Phan Thiết. Quy hoạch chung xây dựng KDLQG Mũi
Né gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị tài nguyên nổi trội như biển,
cát, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, đặc biệt là thắng cảnh Bàu
Trắng, Bàu Sen, tháp Pô Sah Inư, Đồi cát bay Mũi Né... Đồng thời, gắn với bảo vệ
môi trường, từng bước thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai. Quy hoạch kết nối với các điểm tiềm năng du lịch khác của tỉnh, vùng
du lịch Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Nam Tây nguyên, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đến năm 2040, KDLQG Mũi Né trở thành một trung tâm du lịch mang tầm quốc tế, một
điểm đến hàng đầu, có tính cạnh tranh cao trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Với những lợi thế mà thiên nhiên ưu
ái cho Mũi Né - Bình Thuận, rất nhiều du khách đến với Bình Thuận đều ấn tượng
với bờ biển trải dài thoai thoải, con người hiền hòa, đặc biệt là vùng biển có
sức gió tuyệt vời phù hợp với các môn thể thao biển, trong đó có lướt ván buồm,
lướt ván diều… mà hiếm vùng biển nào có được.
Đánh giá về lợi thế này, hoa hậu Đại
dương Đặng Thu Thảo từng nhiều lần đến Bình Thuận cho biết, với những gì thiên
nhiên ban tặng cho Mũi Né, cô khá ấn tượng ở các môn thể thao biển và các hoạt
động thể thao ngoài trời lành mạnh như bóng chuyền bãi biển, lướt ván diều… Với
diễn viên Bình Minh (TP. Hồ Chí Minh) khi đến Mũi Né đã chia sẻ, hầu như năm nào
gia đình anh cũng đến Mũi Né - Phan Thiết, vì biển ở đây rất đẹp, con người nơi
đây hiền hòa, hiếu khách… Đây là lý do vì sao, hàng năm KDLQG Mũi Né đón từ 75 -
80% trên tổng lượt khách nội địa và 90 - 95% trên tổng lượt khách quốc tế đến
Bình Thuận; tổng thu từ du lịch có năm đạt tới 12.160 tỷ đồng, chiếm 80% tổng
thu du lịch toàn tỉnh.
KDLQG Mũi Né được quy hoạch theo 3
phân khu gồm: Khu du lịch (KDL) biển cao cấp Bắc Bình có diện tích khoảng 500
ha, phân KDL biển Mũi Né có diện tích khoảng 340 ha, phân KDL chuyên đề - du
lịch cát có diện tích khoảng 100 ha… Hiện có 195 dự án với tổng diện tích
2.585,5 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư là 28.582 tỷ đồng, trong đó có 112 dự án
đang hoạt động. Gần đây, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, tiềm lực tài
chính như: Tập đoàn FLC, TMS, Dubai Việt Nam, TTC, Novaland…
Cần giải pháp
quản lý hiệu quả
Hướng mục tiêu đến năm 2030, KDLQG
Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Thời điểm này, ngành du lịch đã thực hiện các chính sách theo hướng
thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các tập
đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp; đầu tư các dự án du lịch mang tính đặc
trưng, những tổ hợp du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao biển có quy mô
lớn, chất lượng cao… Hiện cả nước có 49 địa điểm tiềm năng phát triển KDLQG. Để
quản lý tốt tài nguyên, quy hoạch, phát huy giá trị của KDL, điểm du lịch thì
việc xây dựng mô hình quản lý KDLQG là hết sức cần thiết.
|
Lần đầu tiên Hội thảo Mô hình quản lý Khu
du lịch quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với
UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức. Ảnh: Đ. Châu |
Năm qua, lần đầu tiên Bộ VHTT&DL
phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Mô hình quản lý KDLQG tại Mũi Né, điều
này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với du lịch, là động lực để ngành
du lịch cất cánh trong tương lai. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài
Chung từng chia sẻ: “Vấn đề lớn nhất hiện nay là tiến hành quy hoạch chi tiết để
làm cơ sở cho việc công nhận, tạo hành lang pháp lý thu hút đầu tư vào KDL. Là
địa phương có những lợi thế nổi trội và khác biệt, sở hữu vị trí địa lý hết sức
thuận lợi, trong tương lai kết nối đường cao tốc Bắc - Nam, có sân bay Phan
Thiết, tôi nghĩ rằng đây là một trong những cú hích rất lớn để cho du lịch Bình
Thuận phát triển”.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên kết
về du lịch giữa các vùng trong cả nước, giữa các địa phương trong vùng là yếu tố
quan trọng để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch. Cùng với chương trình
hợp tác tam giác phát triển du lịch “TP. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Bình Thuận” là
các chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Bình Thuận với Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Phước đang phát huy được thế mạnh từng địa phương, hình thành được
chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng thu hút sự quan tâm của du khách trong, ngoài
nước.
Hồng Châu
Bài 2: Để Mũi Né
gần hơn với du khách