Đền thờ công chúa Bàn Tranh và v
Đền thờ công chúa Bàn Tranh và việc mở tour du lịch ở Phú Quý
BT- Mới đây, một đoàn cán bộ hưu trí người Chăm xã Phan Hiệp (Bắc Bình) đã ra
thăm huyện đảo Phú Quý. Mục đích của chuyến đi này là viếng đền thờ công chúa
Bàn Tranh, mà theo truyền thuyết là con của vua Chăm Indravarmar III (918 -
959). Vì cãi lệnh vua cha, công chúa bị đày ra hoang đảo cùng với một số tùy
tùng. Tại đảo hoang thay vì sầu khổ, công chúa ra sức khai hoang, trồng các loại
cây lương thực và phát triển nghề trồng bông, dệt vải, biến hoang đảo thành nơi
trù phú. Khi công chúa qua đời, người dân tỏ lòng tiếc thương lập đền thờ vào
cuối thế kỷ XV đầu XVI, dưới chân núi Cao Cát (nay là xã Đông Hải, huyện đảo Phú
Quý). Từ đó đến nay, hết người Chăm rồi đến người Kinh thay nhau giữ gìn đền thờ
bà. Bà được người dân của 3 xã xưng tụng là bà Chúa Xứ, cũng như luân phiên tổ
chức cúng kỵ vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm. Trước tấm lòng của người
dân, cũng như ghi nhận những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa
phương, UBND tỉnh Bình Thuận đã xếp đền thờ công chúa Bàn Tranh vào nhóm di tích
lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Quyết định số: 2960/QĐ-UBND ngày 16/11/2007).
|
Đồng bào Chăm xã Phan Hiệp cúng tại đền thờ
công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Đỗ Thành Danh |
Đền thờ công chúa Bàn Tranh hiện nay là một trong số hơn 30 di tích lịch sử
văn hóa của huyện đảo. Điều đáng nói, mặc dù các dữ liệu mang tính lịch sử của
đền thờ chưa được điều tra, nghiên cứu, tổng hợp nhiều, nhưng ở góc độ dân tộc
học thì đền thờ công chúa Bàn Tranh rất có ý nghĩa trong việc vẽ nên bức tranh
phong phú về đời sống, về sự thiên di của người Chăm trong nhiều thế kỷ qua,
cũng như khẳng định người Chăm từng sống trên đảo (cách đây hơn 30 năm, nhiều
người Phú Quý còn dệt vải bằng sợi bông địa phương bằng khung cửi của người
Chăm. Nhiều người vẫn mặc váy, mang gùi khi đi rẫy). Từ góc độ dân tộc học, nếu
biết khai thác tốt, Phú Quý có thể mở tour du lịch văn hóa - tín ngưỡng dân
gian: Thăm đảo Phú Quý - viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh - viếng đền thờ thầy
Sài Nại… Tại mỗi đền thờ, bên cạnh yếu tố văn hóa - lịch sử của địa phương thì
huyền sử về các vị thần nếu khai thác tốt sẽ ít nhiều giữ chân du khách. Đặc
biệt với đồng bào Chăm hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận thì đây là một tour du
lịch về nguồn cần đi.
Phú Quý