Bảo tồn tiếng nói
Bảo tồn tiếng nói, chữ viết cho đồng bào dân tộc
BT- Bảo tồn, phát huy tiếng
nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, là một trong những chủ trương lớn của Ðảng
và Nhà nước, nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong những năm
qua, bằng sự cố gắng và nỗ lực của các cấp, các ngành, của đội ngũ trí thức,
giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Chăm, nên chính sách bảo tồn và phát huy
tiếng nói, chữ viết Chăm đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng học tập
chương trình phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số.
Công tác dạy chữ tiếng Chăm
cho con em người Chăm ở các trường tiểu học luôn được quan tâm và duy trì thường
xuyên. Toàn tỉnh hiện có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó học sinh
người Chăm chiếm 95%. Năm học 2015- 2016, có 12 trường tiểu học thuộc các huyện
Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc tổ chức dạy tiếng Chăm, với tổng số gần 3.200
học sinh người Chăm được phân bổ ở 129 lớp. Nhờ thực hiện tốt chính sách
cử tuyển, miễn, giảm học phí, mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, nên
công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc Chăm trong tỉnh đạt được nhiều kết
quả thiết thực, từng bước nâng cao dân trí, phát triển giáo dục vùng
đồng bào dân tộc Chăm. Chúng tôi ghi nhận tại Trường tiểu học Lâm Giang (xã Hàm
Trí, huyện Hàm Thuận Bắc) là một trong những địa phương đi đầu trong việc dạy và
học tiếng Chăm truyền thống.
|
|
Một tiết sinh hoạt giữa giờ của Trường tiểu
học Lâm Giang |
|
Trường tiểu học Lâm Giang (xã Hàm Trí,
huyện Hàm Thuận Bắc) |
|
Anh Mã Thanh Xanh, giáo viên người Chăm dạy
các em đọc tiếng Chăm |
|
Học sinh Dụng Thị Quế Nga lớp 4A trong giờ
học, đọc tiếng Chăm |
ĐÌNH HÒA